Tại Hội thảo, các chuyên gia trong ngành đã phân tích và đưa ra các giải pháp tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường cho các công trình kiến trúc. PGS.TS. Phạm Đức Nguyên cho biết: “Kiến trúc tiếp cận khí hậu Việt Nam cần ngăn bức xạ mặt trời, chống mưa tạt và lợi dụng được không khí tự nhiên”. Dựa vào những phân tích khoa học về hệ thống các chỉ số truyền nhiệt, hấp thụ nhiệt, diễn giả đã đưa ra những chỉ dẫn cho từng kiểu thiết kế vỏ (tường và mái nhà). Trong đó, diễn giả đặc biệt nhấn mạnh việc lựa chọn vật liệu sử dụng để làm vỏ (tường và mái nhà) cần đáp ứng các tiêu chí: “Sử dụng vật liệu mặt ngoài để giảm khả năng hấp thụ nhiệt, tăng khả năng phản xạ và khả năng bức xạ nhiệt, vật liệu bề mặt có cấu tạo đặc biệt để chịu được nhiệt độ cao do mặt trời nung nóng, thiêu đốt mạnh”.
Ông Trần Văn Văn Sơn – Tổng GĐ Công ty CP Đầu tư và Phát triển Công nghệ Niềm Tin Việt cho biết: Đối với công trình kiến trúc doanh nghiệp, tiết kiệm năng lượng góp phần làm giảm giá thành, tạo ra sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Đối với toàn cầu, công trình tiết kiệm năng năng lượng làm giảm phác thải nhà kính, duy trì và ổn định môi trường sống của nhân loại. Do vậy, Công ty CP Công nghệ và Phát triển Công nghệ Niềm Tin Việt đã chế tạo ra sản phẩm tấm lợp 03 lớp cách nhiệt, cách âm và tấm bảo ôn TONMAT-Panel kết hợp với sản phẩm tôn mạ hợp kim nhôm kẽm, mạ màu của FUJITON. Đây là những giải pháp tối ưu về mái, đáp ứng được yêu cầu tiết kiệm năng lượng cho công trình kiến trúc.